Hình ảnh chùa một cột từng xuất hiện trên tờ tiền Việt Nam, đây là địa danh đã có hàng nghìn năm lịch sử, luôn được các triều đại phong kiến coi trọng, trùng tu. Tuy vậy, ngôi chùa từ năm 1049 đã bị người Pháp phá hủy trước khi rời Hà nội năm 1954. Sau đó một năm đã được phục dựng lại theo thiết kế gần nhất là thời nhà Nguyễn.
Ngôi chùa nổi tiếng không chỉ vì có lịch sử lâu đời mà còn bởi kiến trúc độc đáo bậc nhất thế giới. Toàn bộ ngôi chùa hình hoa sen nằm trên cột đỡ duy nhất giữa hồ Linh Chiểu.
>> Biểu tượng hà nội : Văn miếu quốc tử giám
Ngôi chùa nằm ở phía tây Hoàng Thành, ngay gần lăng Bác. Từ hoàng thành thăng long, bạn chỉ cần di chuyển khoảng 1km, đến đường Hùng Vương, sau đó đi vào đường Ông Ích Kiêm, ngay cạnh đó là quần thể chùa Diên Hựu.
Và chùa một cột nằm trong quần thể di tích chùa Diên Hựu, vị trí rất gần lăng Bác và bảo tàng Hồ Chí Mình vì thế bạn có thể kết hợp tới tham 2 địa điểm này.
Vào các ngày răm, mùng 1 âm lịch hoặc lễ tết, có nhiều người dân sẽ đến lễ bái vì vậy không thuận tiện cho việc vãn cảnh chùa, hoặc chụp hình với di tích chùa một cột.
Lưu ý : Khi đến chùa một cột không mặc quần, váy quá ngắn. Không chỉ chùa một cột mà các quần thể thăm quan xunh quanh đều là các chốn trang nghiêm vì thế bạn nên lựa chọn kỹ trang phục phù hợp.
Quy mô chùa một cột khá nhỏ và cũng không nhiều không gian tham quan, nhưng mỗi kiến trúc nơi đây đều chưa đựng dấu tích của 1000 năm thăng long văn hiến.
Đơn giản nhưng uy nghiêm, được xây dựng theo kiểu tam quan truyền thống, với mái ngói nhỏ và cột gỗ, tạo cảm giác cổ kính. Khi bước qua cánh cổng bạn như bước vào không gian văn hóa, tâm linh, trở về với những giá trị xưa cũ của người Việt.
Câu trúc ngôi chùa gồm 3 phần chính là : Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa
- Đài liên hoa có diện tích 3mx3m.
Kiến trúc quan trọng nhất chùa một cột là gian chùa nhỏ được dựng hoàn toàn bằng gỗ, với kết cấu mái hai tầng truyền thống. Mái chùa lợp ngói đỏ, cong vút ở bốn góc như cánh sen. Các đầu đao được chạm khắc tinh xảo, mang hình ảnh rồng, biểu tượng của sự uy nghi và linh thiêng trong văn hóa Việt Nam.
Công trình kiến trúc độc đáo, được thiết kế với hình dáng tựa như một bông sen vươn lên từ mặt nước, biểu tượng cho sự thanh tịnh và cao quý trong văn hóa Phật giáo.
- Cột trụ cao khoảng 4m, đường kính 1,2m, nâng đỡ toàn bộ phần liên hoa đài và mái. Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ trông tựa như bông sen nở, Trụ đá tượng trưng cho sự kiên định và vững chãi, như cái gốc bền vững của đạo pháp và lòng từ bi
- Mái chùa có 4 mái, 4 đầu đao cong được đắp hình đầu rồng, trên nóc còn có họa tiết mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu về mặt nguyệt.
Có 13 bậc thang nhỏ nhắn nhưng vững chãi dẫn bạn đến ngôi chùa hình đài sen. Những bậc thang này tượng trưng cho hành trình hướng lên sự thanh cao, vượt qua những khó khăn của đời thường để đến với chốn linh thiêng. Khi bước từng bước chậm rãi, du khách sẽ cảm nhận được sự yên bình và tĩnh lặng, hòa mình vào không gian trang nghiêm nơi đây.
Chùa Một Cột được xây dựng trên một trụ đá giữa hồ Linh Chiểu, biểu tượng cho bông sen vươn lên từ bùn lầy mà vẫn tinh khiết và cao đẹp. Hồ nước phẳng lặng, trong xanh, thường in bóng ngôi chùa tạo nên khung cảnh vừa thanh bình vừa thơ mộng. Những chú cá lượn lờ dưới nước càng làm tăng thêm sức sống cho không gian nơi đây. Nếu đến vào tháng 5-7 bạn sẽ thấy những bông sen nở trên hồ , càng giúp bạn cảm nhận rõ hơn sự thuần khiết và thiêng liêng nơi đây.
>> Tìm hiểu văn hóa bắc bộ : Show tinh hoa bắc bộ
Khởi đầu chùa một cột chỉ là một kinh tràng nhỏ trước chùa Diên Hựu – kinh tràng là một cột đá lớn trên mặt đất với đỉnh cột là tượng Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen. Trải qua hàng ngàn năm, xây sửa, trùng tu, đã được xây dựng thành ngôi chùa có hình dáng như hiện nay.
Theo truyền thuyết vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, tay bế đứa con trai rồi đưa cho nhà vua. Ít lâu sau, hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng ngôi chùa có hình hoa sen và đặt tên là Diên Hựu nằm trong viên lâm phía tây Hoàng thành.
- Năm 1106 : chùa Diên Hựu được vua Lý Nhân Tông cho trùng tu mở rộng, trở thành một quần thể kiến trúc lớn.
Riêng chùa một cột ngày nay được đặt giữa một hồ vuông thả sen gọi là hồ Linh Chiểu, trên đỉnh cột là tòa sen mạ vàng. Giữa tòa sen là ngôi điện sơn màu tía, sườn nóc điện có gắn hình tượng chim thần để trang trí và tỵ tà. Trong điện đặt tượng Phật mạ vàng. - Năm 1249 : Đầu thời Trần, chùa được trùng tu, vẫn giữ nguyên kiến trúc của lần trùng tu năm 1106.
- Năm 1527 - 1529 : Đến thời Mạc, có lẽ tòa sen đã hư hỏng nên không thấy tư liệu nhắc đến tòa sen nữa, chỉ còn “Một cây cột đá sừng sững giữa ao sen, trên dựng chênh vênh một ngôi lầu, bốn mặt có hành lang vòng quanh”.
- Năm 1789 theo ghi chép lại thì chùa hư hỏng dần, chỉ còn cây cột, trên đỉnh cột có tòa lầu nhỏ, trong thờ tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn và một cây cầu vồng lợp mái cong phía trước.
- Năm 1805 : Vua Gia Long đắp thành Thăng Long, cây cầu vồng bị triệt bỏ, dấu tích kiến trúc của chùa Một Cột thời Lý gần như không còn.
- Năm 1840 – 1850 : dưới thời Nguyễn, chùa Một Cột được trùng tu những không rõ lần trùng tu này ra sao. Và đến năm 1922 chùa lại được trùng tu một lần nữa.
- Ngày 11 tháng 9 năm 1954 : trước khi rút khỏi thủ đô, người Pháp cho đặt mìn phá hủy, chùa chỉ còn cây cột với mấy cái xà gỗ
- Năm 1955 chùa Một Cột được dựng lại bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc thời Nguyễn
- Năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.
Đến nay chùa một cột đã trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng của Hà Nội, được đông đảo khách du lịch ghé thăm hàng năm. Không bởi chỉ có kiến trúc độc đáo mà còn là địa điểm linh thiêng với nhiều người Việt.