Văn miếu quốc tử giám, quần thể di tích với nhiều công trình kiến trúc phục vụ sự phát triển, coi trọng việc học tập của dân tộc Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất là các công trình Khuê văn các, khu Thái học và di tích 82 bia đá khắc tên các vị tiến sĩ thời xưa. Ngày nay, văn miếu quốc từ giám là điểm thăm quan thu hút khách du khách nhưng cũng là nơi nhiều bạn trẻ đến cầu may mắn trong việc thi cử.
Văn miếu quốc tử giám được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông gồm 2 phần :
- Văn miếu : Được xây dựng trước để thời Khổng Từ - là một trong những người khai sáng Nho giáo.
- Quốc tử giám : Thành lập sau đó và trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nằm giữa trung tâm Hà Nội sầm uất, quốc tử giám vẫn giữ được vẻ thanh tịnh, trang nghiêm. Quần thể di tích có diện tích khoảng 54.331m² được chia làm 5 khu vực gắn liền với triết ký Nho giáo và kiến trúc thời nhà Lý. Ngoài giá trị kiến trúc, văn miếu quốc tử giám còn là biểu tượng của tinh thần hiếu học và nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam.
>> Vé show tinh hoa bắc bộ
Du khách đến tham quan văn miếu có 2 lựa chọn, khám phá kiến trúc ban ngày hoặc, tour văn miếu đêm.
Nếu đam mê với các kiến trúc cổ xưa, bạn nhất định phải tham quan văn miếu quốc tử giám ban ngày, bởi nơi đây có đến 15 khu vực và công trình kiến trúc hàng ngàn năm tuổi.
Được xây dựng theo lối tam quan, rất phổ biến trong thời xưa, hai bên lối vào là hàng cây cổ thụ xanh mát, tạo không gian yên tĩnh, thanh bình. Khu vực này cũng bao gồm bại Hạ Mã, Tứ trụ và Vườn Giám.
Cổng Đại Trung ở giữa, 2 bên có cổng Thành Đức và Đạt Tài, biểu thị cho Tài và Đức là các yếu tố quan trọng trong nho giáo. Cả 3 cổng này là khối kiến trúc, có mái với các họa tiết trang trí, bên dưới là các trụ cột vững chắc. Kết cấu đơn giản, nhưng đầy ý nghĩa.
Nổi bật nhất trong khu vực thứ 2 này là Khuê Văn Các, năm 1997 khuê văn các đã chính thức được chọn làm biểu tượng thành phố Hà Nội. Khuê văn các gồm có 2 tầng, tầng dưới có bốn cột gỗ tròn vững chắc, tầng trên là gác vuông với bốn cửa sổ hình tròn, một thiết kế phổ biến cho các tầng lầu thời xưa.
Khuê văn các được đặt theo sao khuê, là ngôi sao sáng, tượng trưng cho trí tuệ và sự thông thái. Xưa kia, tầng 2 Khuê văn các là nơi dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội.
Giếng Thiên Quang có vị trí trung tâm quần thể văn miếu quốc từ giám, giếng hình vuông, quanh năm nước trong xanh. Giếng thiên quang là biểu trưng cho sự sáng suốt và minh triết trong học vấn.
Nằm hai bên giếng Thiên Quang, các bia đá được đặt trên lưng rùa đá, khắc tên những vị đỗ đạt qua các kỳ thi Đình từ thế kỷ XV đến XVIII. Trải qua nhiều năm tháng lịch sử, hiện nay chỉ còn lưu giữ được 82 tấm bia.
Công trình không chỉ độc đáo khi là nơi duy nhất trên thế giới lưu lại tên các vị tiến sỹ trên bia đá mà còn là di vật quý báu về lịch sử giáo dục Việt Nam.
Đây là khu tôn nghiêm nhất của quần thể di tích, thường diễn ra các nghi lễ quan trọng, thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết Nho học. Khu vực thờ chính, đặt tượng thờ Khổng Tử cùng bốn môn đệ xuất sắc nhất của ông: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử.
Trước đây nơi này chỉ dành cho con em hoàng tộc học tập nên còn được gọi là quốc tử giám, nhưng sau này mở rộng cho tất cả người tài theo học. Từ đó cũng trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Tại đây có kiến trúc Nhà Thái Học là không gian tưởng niệm Chu Văn An - người thầy giáo mẫu mực của nền giáo dục Việt Nam.
Lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 11/2023, và mở liên tục hàng ngày cho đến nay, tour đêm văn miếu đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan.
Nếu như tham quan ban ngày, du khách cần đọc để hiểu về các hiện vật, di tích, thì tour đêm, du khách lại được nghe chính các di tích kể lại các câu chuyện thông qua kỹ thuật âm thanh, trình chiếu 3d mapping.
Những không gian trải nghiệm tại đây được hoà quyện giữa ánh sáng và sắc màu, âm thanh và cảm xúc sẽ mang đến cho Quý khách một Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa quen, vừa lạ. Sự hiện diện của những linh vật, những hình tượng tiêu biểu cho các giá trị làm nên tinh hoa đạo học của người Việt, từ truyền thống hiếu học, tinh thần tôn sư trọng đạo cho đến tư tưởng trọng dụng hiền tài sẽ được thể hiện qua các tổ hợp hình ảnh, hoạt động tương tác và công nghệ trình chiếu độc đáo, đầy ấn tượng.
Các màn trình diễn đáng chú ý trong tour bao gồm :
Bốn bức phù điêu “Tứ linh huấn tử” (Lão Long huấn tử, Kỳ Lân huấn tử, Lão Quy huấn tử và Phượng Hoàng huấn tử) lồng vào khung đỡ hình mái nhà theo kiến trúc truyền thống gợi lên hình ảnh người cha đang dạy con dưới những mái nhà yên ấm. Những chỉ dẫn của cha dành cho con về cách sống, về cách ứng xử theo mỗi bước con trưởng thành chính là một trong những yếu tố hình thành nên gia đạo, mang đến cho con những bài học đầu tiên theo đúng tinh thần “người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ”.
Tổ hợp hình ảnh thể hiện bốn giai đoạn trong quá trình phấn đấu trưởng thành và đỗ đạt của các nho sinh. Từ nét chữ đầu tiên khi những cậu bé còn để tóc trái đào phải nằm ra để tập viết cho đến khi đạt được trình độ có thể ngồi đọc sách thánh hiền và lên đường về kinh ứng thí để rồi đến khi đỗ đạt được ban ngựa vinh quy bái tổ, mỗi tư thế của nho sinh qua từng giai đoạn như gợi lại quá trình tiến hoá của loài người, nhưng trong trường hợp này là “sự tiến hoá” về trí tuệ và tri thức.
Hành trình đạo học được dựa trên nền tảng các giá trị về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn trọng hiền tài. Trải qua lịch sử cho đến nay, Đạo học trở thành khát vọng, lối sống của người Việt Nam. Tại không gian của khu Thành đạt, quý vị sẽ được trải nghiệm công nghệ leapmotion thông qua tương tác với nhiều cuốn sách về các chủ đề khác nhau của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Người xem có thể sử dụng tương tác bằng tay đưa lên trên cảm biến không chạm, di chuyển từ trái qua phải hoặc ngược lại để khám phá nội dung của những câu chuyện này.
biểu tượng đẹp của truyền thống hiếu học, đề cao tinh thần trọng dụng hiền tài của dân tộc Việt Nam. Các nội dung trình chiếu mapping được thực hiện trên hai tấm bia tiến sĩ tương ứng với hai khoa thi đầu tiên trong số các khoa thi được dựng bia, đó là hai khoa thi năm 1442 và 1448. Các lớp thông tin được trình bày như một cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin thú vị. Với công nghệ trình chiếu này, bia Tiến sĩ Thăng Long sẽ rũ bỏ được lớp vỏ bọc bằng đá im lìm suốt hàng trăm năm qua để trở thành những người kể chuyện hết sức sinh động về các khoa thi, các vị tiến sĩ đã thành danh trong suốt hơn ba thế kỷ.
Bổn phận của người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy làm người, dạy học trò trở thành người có phẩm hạnh tốt, lập thân giúp đời. Không những thế, thầy còn giảng dạy những phong tục tập quán, lễ nghi, truyền thống lịch sử dân tộc cho người dân thôn quê và soạn, chép văn tế, các văn bản cho các quan mục, chức sắc trong làng xã, viết câu đối cho nhân dân trong những dịp lễ tết. Tại không gian trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Quý khách không chỉ bắt gặp hình ảnh thầy đồ đang chuẩn bị nghiên mực để “họa” lên các tác phẩm thư pháp mà còn được tham gia Lớp học Thầy đồ, hóa thân thành những cô cậu học trò ngày đêm đèn sách, theo chân thầy để “hay lấy chữ”.
Chương trình trải nghiệm maping 3D với chủ đề “Tinh hoa đạo học” sẽ đưa Quý khách đến với những hình tượng tiêu biểu đại diện cho các giá trị này. Đó là các linh vật như đôi chim phượng mang bó sách bút, hình Tứ linh huấn tử hội tụ đầy đủ Long Ly Quy Phượng theo từng cặp cha dạy con thể hiện gia đạo của người Việt, hình cá chép vượt Long môn tượng trưng cho những nho sinh miệt mài khổ luyện với ước mong một ngày cá chép sẽ hóa rồng hay rùa đá đội bia tôn vinh các nhà khoa bảng. Quý khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huy hoàng của Sao Khuê, ngôi sao của tri thức luôn mang đến luồng sáng trí tuệ cho muôn loài, dẫn dắt cho mỗi nho sinh bước vào con đường đạo học. Bên cạnh đó, một trong những minh chứng sống động nhất cho sự hội tụ tinh hoa đạo học chính là những tấm bia Tiến sĩ.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử sử với nhiều cuộc chiến tranh, nhưng các di tích tại quốc tử giám luôn được cọi trọng, bảo tồn, dù ở bất cứ triều đại nào.
Dưới đây là các cột mốc đáng nhớ về lịch sử quần thể di tích văn miếu quốc tử giám
>> Các điểm đến du lịch hà nội
Các kiến trúc trong Văn miếu quốc tử giám đều xoay quanh hành trình học vấn: từ nhập môn, trau dồi đạo đức, tích lũy kiến thức đến vinh danh tài năng. Đến đây du khách hoàn toàn cảm nhận được rõ coi trọng việc học hành trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam.