Cột cờ Hà Nội niềm tự hào của thủ đô

Cột cờ không phải một công trình hoành tráng, cũng không quá lâu đời như các di tích ở Hà Nội nhưng đây là biểu tượng thiêng liêng, gắn liền với quá trình hình thành và bảo vệ đất nước. Cột cờ được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung đỏ và đá xanh, đã giúp công trình trường tồn qua hơn hai thế kỷ mà vẫn giữ nguyên dáng vẻ uy nghiêm.

  • Địa chỉ : 28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội
  • Giờ mở cửa : 8h-17h hàng ngày
  • Giá vé : Miễn phí

Từ độ cao 60m của cột cờ, bạn có thể quan sát toàn cảnh Hoàng Thành Thăng Long, lăng Bác và phần lớn Hồ Tây, Hồ Gươm cách đó không xa.

>> Chùa một cột Hà Nội

Cột cờ Hà nội uy nghiêm, niềm tự hào của dân tộc
Cột cờ Hà nội uy nghiêm, niềm tự hào của dân tộc

Ý nghĩa Cột Cờ hà nội

Cột cờ hà nội được xây dựng nhằm mục đích quân sự, và cũng là thể hiện uy thế của triều đình nhà Nguyễn đối với kinh thành Thăng Long xưa.
Với chiều cao vượt trội thời xưa, Cột cờ là vị trí đắc địa để quan sát toàn bộ kinh thành Thăng Long và các khu vực lân cận. Từ đây, quân đội có thể theo dõi mọi hoạt động bất thường hoặc các mối đe dọa tiềm tàng từ xa. Cột cờ cũng được sử dụng để treo cờ hiệu hoặc đèn tín hiệu, truyền đạt thông tin quan trọng về tình hình quân sự, điều động binh lực nhanh chóng.

Sau khi cuộc kháng chiến thực dân Pháp hoàn toàn thắng lợi và lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ Hà Nội, thì nơi đây đã trở thành biểu tượng hào hùng của dân tộc.

>> Văn miếu quốc từ giám

cột cờ hà nội nơi diễn ra các chương trình chào mừng
Cột cờ hà nội trong các hoạt động văn nghệ

Ngày nay, cột cờ là một trong số các biểu tượng thường thấy khi nhắc đến Hà Nội. Nơi đây trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua cho du khách trong nước, quốc tế khi đến Hà Nội. Cột cờ cũng thường xuyên là nơi tổ chức các hoạt động văn nghệ, biểu diễn trong các dịp chào mừng, ngày lễ dân tộc.

Lịch sử cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội được xây dựng khá muộn so với các di tích khác nhưng lại được hình thành trong thời kỳ hà nội trải qua nhiều cuộc chiến tranh và biến động lịch sử nhất. Ngoài cột cờ hà nội, còn có 4 cột cờ khác là Kỳ đài Thành Nam (1843) , Kỳ đài Kinh thành Huế (1807); Kỳ đài Hà Nội (1812); Kỳ đài Thành Bắc Ninh (1838).

>> Chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây

Cột cờ hà nội thời xưa
Cột cờ hà nội thời xưa

- Cột cờ Hà Nội hay Kỳ Đài được xây dựng năm 1805 và hoàn thành năm 1812 dưới triều nhà Nguyễn.

- Tại Cột cờ Hà Nội đã có 2 trận chiến nổ ra giữa binh lính triều đình nhà Nguyễn và binh lính Pháp. Lần thứ nhất năm 1873, lần thứ hai vào năm 1882, binh lính Pháp đã chiếm được nơi này làm nơi đóng quân. Họ đã sử dụng cột cờ làm nơi quan sát trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Việt Nam. Cũng vì lý do đó cột cờ còn được giữ nguyên vẹn không bị quân Pháp đập phá như các công trình khác xung quanh.

- Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cột cờ Hà Nội được sử dụng như một đài quan sát khu vực nội và ngoại thành.

- Khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1945 là lần đầu tiên lá quốc kỳ Việt Nam - cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh Kỳ đài.

- Đến năm 1954, lúc lá Quốc kỳ một lần nữa được cắm lên đỉnh cột cờ cũng chính là lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hoàn toàn thắng lợi.

- Năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Kiến trúc cột cờ Hà Nội

Với thiết kế độc đáo và mang đậm tính quân sự, Cột cờ Hà Nội không chỉ là biểu tượng mà còn phục vụ các mục đích chiến lược quan trọng.
Cột cờ được xây dựng trên một nền cao với cấu trúc gồm ba tầng đế hình vuông và một thân cột hình trụ thon dần lên cao. Tổng chiều cao từ mặt đất đến đỉnh cột là gần 60 mét.

Tầng đế

Tầng đế bao gồm ba cấp vuông xếp chồng lên nhau, với kích thước giảm dần:

  • Tầng 1: 42,5 x 42,5 mét, cao 3,1 mét
  • Tầng 2: 27 x 27 mét, cao 3,7 mét
  • Tầng 3: 12,8 x 12,8 mét, cao 5,1 mét

Mỗi tầng đều có cửa hình vòm để thông gió và ánh sáng. Các cửa được đặt tên bằng chữ Hán mang ý nghĩa may mắn: "Nghênh Húc" (đón ánh sáng mặt trời) ở phía Đông, "Hướng Minh" (hướng tới ánh sáng) ở phía Nam, và "Quang Minh" (rạng rỡ) ở phía Bắc.

Thân cột

Thân cột hình trụ lục giác thon dần lên, cao 18,2 mét. Mặt cột có nhiều ô thoáng hình hoa thị và hình chữ nhật, giúp lưu thông không khí và giảm áp lực gió.Bên trong là cầu thang hình xoắn ốc để lên xuống đỉnh cột.

Vọng lâu (đỉnh cột)

Phần đỉnh là vọng lâu, được thiết kế như một nhà lục giác nhỏ, có 6 cửa sổ, giúp dễ dàng quan sát được 360 độ quanh cột cờ. Trên đỉnh vọng lâu là trụ thép để treo cờ, giúp lá cờ tung bay trên nền trời Hà Nội.

Bên trong vọng lâu cột cờ
Bên trong vọng lâu cột cờ

Qua nhiều biến cố lịch sử, Cột cờ đã trở thành chứng nhân quan trọng, gắn liền với những sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam.
Đứng trước Cột cờ, mỗi người dân Việt Nam đều cảm nhận được niềm tự hào, khát vọng hòa bình và quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Nó mãi mãi là biểu tượng của một Hà Nội ngàn năm văn hiến và một Việt Nam kiên cường.

Đăng bởi :Tinh hoa bắc bô vn
Địa chỉ : Công viên Baara Land - Thôn Đa Phúc, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
Hotline : 0936717090